Sôi nổi Tháng Thanh niên 2024 tại Bình Thuận
Trong danh sách 23 cầu thủ đội tuyển Campuchia sẽ sang Bình Dương để chuẩn bị cho trận gặp đội tuyển Việt Nam lúc 19 giờ 30 ngày 19.3 tới trên sân Gò Đậu, có 5 ngoại binh nhập tịch và 18 cầu thủ bản xứ.Các cầu thủ ngoại binh nhập tịch của đội tuyển Campuchia gồm tiền đạo Nieto Rondon (người gốc Colombia), hậu vệ Takaki Ose và Yudai Ogawa từ Nhật Bản, tiền đạo Coulibaly Abdel Kader từ Bờ Biển Ngà và hậu vệ Kanh Mo từ Nam Phi. Các cầu thủ này đã từng thi đấu rất nổi bật tại giải AFF Cup 2024.Trong khi đó, đáng chú ý có 3 cầu thủ nhập tịch khác là Hikaru Mizuno (Nhật Bản, đang thi đấu cho CLB Kirivong Sok Sen Chey tại giải Ngoại hạng Campuchia), Privat Mbarga (Cameroon, đang thi đấu cho CLB Bali United ở Indonesia) và Zogbe Vireak (Bờ Biển Ngà, đang thi đấu cho CLB Police Tero FC tại giải Thai League 2 của Thái Lan), đã không được triệu tập trong lần thi đấu sắp tới."Trong số các cầu thủ bản xứ Campuchia được triệu tập, phần lớn đều có kinh nghiệm thi đấu cho đội tuyển tại kỳ AFF Cup mới đây. Tuy nhiên, thủ môn Hul Kimhuy và các cầu thủ Min Ratanak, Sa Ty, Orn Chanpolin, In Sodavid, Yeu Muslim, Seut Baraing, Leng Nora và Kim Sokyuth đã không có tên trong đội hình. Thay thế cho họ là thủ môn Keo Soksela, các cầu thủ Ouk Sovann, Phat Sokha, Chou Sinti, Sin Sovann Makara và ngôi sao trẻ đang lên Bong Samuel. Các cầu thủ được chọn, dự kiến sẽ được HLV Koji Gyotoku tăng cường tập luyện các khả năng phòng ngự, tăng sức tấn công cho hàng tiền vệ và tấn công của đội. Bởi vì, đội tuyển Campuchia sắp đối đầu với đội tuyển Việt Nam rất mạnh và là đương kim vô địch AFF Cup", tờ The Phnom Penh Post bày tỏ.Trong khi đó, với HLV Koji Gyotoku, trận gặp đội tuyển Việt Nam là trận ra mắt chính thức của nhà cầm quân 60 tuổi người Nhật Bản này, sau khi vừa ký hợp đồng với thời hạn 1 năm dẫn dắt đội tuyển Campuchia và đội U.23 lẫn U.22 dự SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm nay. Trước đó, ông chỉ tạm quyền với thành tích 7 trận có kết quả 2 thắng, 1 hòa và 4 thua.Sau trận gặp đội tuyển Việt Nam tại Bình Dương, đội tuyển Campuchia quay về thủ đô Phnom Penh chuẩn bị thi đấu giao hữu tiếp với đội tuyển Aruba thuộc Liên đoàn Bóng đá Caribe (CFU) vào ngày 25.3.Với đội tuyển Việt Nam, trận gặp đội Campuchia nằm trong quá trình chuẩn bị và chạy đà để sắp gặp đội tuyển Lào (cũng tại Bình Dương), diễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 25.3 mở màn vòng loại 3 Asian Cup 2027.Vốn ngoại rót vào bất động sản tăng vọt với hơn 3,2 tỉ USD
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.
Cây chết khô, nguy hiểm
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Donald Trump hôm 25.2 cho biết sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối tuần này để hoàn tất thỏa thuận, có thể mở ra cơ hội cho Mỹ tiếp cận nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của Ukraine.
Có phải đàn ông khóc là 'không mạnh mẽ'?
Chiều 1.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết từ khoảng 11 giờ trưa nay, lượng phương tiện đổ về đông khiến QL1 đoạn qua cầu Gianh hướng bắc - nam ùn ứ kéo dài nhiều cây số.Lý do là tại đầu cầu Gianh, 2 làn đường hợp nhất khiến phương tiện di chuyển khó khăn.Hiện tại, có 10 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình, Công an xã Bắc Trạch (H.Bố Trạch) và Công an TX.Ba Đồn đang có mặt tại hiện trường để điều phối, đảm bảo trật tự và an toàn cho các phương tiện lưu thông qua khu vực này.Như Thanh Niên đã thông tin, trước Tết Nguyên đán, tình trạng ùn ứ đã xảy ra liên tục tại cầu Gianh theo hướng nam - bắc.Cầu Gianh nằm trên QL1 đoạn qua Quảng Bình, là điểm "nút cổ chai" trong hệ thống giao thông bắc - nam, đặc biệt ở vùng Bắc Trung bộ. QL1 đã được nâng cấp lên 4 làn xe, nhưng 2 đầu cầu và mặt cầu Gianh chỉ có 2 làn xe khiến cho các phương tiện cùng lưu thông trên 2 làn đường đôi khi bị ùn tắc. Bộ GTVT đã phê duyệt dự án xây dựng cầu Gianh bắt đầu tại Km624+799 địa phận TX.Ba Đồn và kết thúc tại Km626+901 thuộc xã Hạ Trạch (H.Bố Trạch). Cầu dài gần 750m, phần đường được thiết kế với bề rộng nền đường 20,5 m gồm 4 làn xe cơ giới. Riêng cầu mới có bề rộng 12 m, trong đó bề rộng mặt đường bao gồm 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Thiết kế hiện đại này đảm bảo khả năng phục vụ giao thông trong tương lai. Hiện cầu Gianh đang thi công phần cọc khoan nhồi. Dự kiến sau khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ban điều hành dự án sẽ huy động tối đa nhân lực, thiết bị cho 4 mũi thi công bệ, thân trụ và đúc hẫng.